những Suy nghĩ của chúng tôi
Thông qua việc hợp tác với khách hàng, phát triển các khóa học cũng như thời gian cư trú tại Việt Nam và Đông Nam Á, chúng tôi có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với nhiều ý tưởng mới lạ, các xu hướng quốc tế và những quy trình tân tiến.
Blog của chúng tôi đề cập đến những vấn đề nóng và mới nhất trong xã hội.
Hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn!

cảm hứng
Cảm hứng thường đi kèm với sáng tạo. Cảm hứng là việc nghe nhìn, cảm nhận thứ gì đó tại một nơi rồi tái tạo lại cảm giác đó ở một nơi/hoàn cảnh khác. Cảm hứng giúp chúng ta nhận ra những khả năng mới và nó bao gồm cả việc được truyền cảm hứng và hành động dựa trên cảm hứng đó.
Đôi khi cảm hứng được xem như huyền bí hay thậm chí là thần thánh, có lúc thì lại như ma thuật hay tâm linh. Những khái niệm này cho thấy thay đổi trong bản thân chúng ta có thể tạo ra nhận thức mới về hoàn cảnh, mở ra những cơ hội mới - cái nhìn giờ đây có thể trở thành hiện thực.
While Inspiration is often happens spontaneously and without intention, research suggests that it is not entirely passive and a prepared mind work enable inspiration to take root. This preparation or work mastery is now being considered a key ingredient for inspiration.
Mastery can be described as the desire to improve your skills through learning and practice. There is a very strong desire to hone one’s skills to by extending both the breadth and depth of their knowledge in their chosen field and by practicing the tools and techniques to a high level of proficiency.
This willingness for constant improvement opens the mind to trying new things, something different, or something unexpected – an inspiration.

sự sáng tạo
Người có óc sáng tạo là người có khả năng nhìn thế giới xung quanh mình theo cách khác, nhận ra được những khuôn mẫu và kết nối những sự kiện dường như không liên quan. Họ có tài kết hợp kiến thức, kỹ năng và óc quan sát cùng với cảm hứng để tạo ra những cái mới.
Sáng tạo & cảm hứng là thành phần không thể thiếu trong một công thức. Cảm hứng là quá trình của cảm giác "kích thích trí não" & giống như sự sáng tạo được mô tả qua việc nghe, nhìn hay trải nghiệm việc gì đó và sử dụng nó trong một ngữ cảnh khác.
Người sáng tạo có "phép thuật" trộn lẫn cũ & mới để tạo ra kết quả tốt nhất. Pablo Picasso đã từng phát biểu: "Họa sĩ giỏi thì copy, họa sĩ vĩ đại ăn cắp ý tưởng", đồng ý tưởng là Steve Jobs với câu nói "Chúng ta không bao giờ thấy xấu hổ khi ăn cắp ý tưởng vĩ đại"
Những câu nói trên không có ý ủng hộ "ăn cắp" ý tưởng và biến chúng thành của riêng. Pablo Picasso & Steve Jobs muốn nói về việc "đưa" những ý tưởng từ bối cảnh này sang một bối cảnh khác. Ví dụ như lăn khử mùi sử dụng công nghệ của bút bi- tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới chứ không phải một loại bút bi khác.
Không một phòng ban hay cá nhân nào trong doanh nghiệp có trách nhiệm phải sáng tạo, mỗi doanh nghiệp cần thu thập những ý tưởng mới từ việc đa dạng hóa đội ngũ nhân viên làm việc và để họ tiếp xúc với thông tin/môi trường mới khác nhau và cho phép họ bàn luận.

học hỏi và
sự chuyển đổi
Đặc điểm chính của học hỏi là khả năng chuyển đổi kiến thức từ một phạm vi hay lĩnh vực đến một nơi khác. Có ý kiến cho rằng khả năng này mới là thước đo của việc hiểu biết tường tận.
Khả năng đọc là ví dụ điển hình nhất. Chúng ta học bảng chữ cái, cách đánh vần, ngữ pháp, cấu trúc câu để có thể đọc được. Kỹ năng này có thể được chuyển đổi từ phạm vi này đến phạm vi khác - từ cuốn sách này đến cuốn sách khác. Chúng ta không cần phải học đọc lại khi cần đọc một cuốn sách mới.
Có rất nhiều ý kiến bàn luận về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên ngành cần thiết để theo đuổi sự nghiệp. Vấn đề ở đây là những kỹ năng này không chuyển đổi dễ dàng – một nhân viên kế toán sẽ không có tất cả những kỹ năng cần thiết để làm việc ở bộ phận marketing hay sản xuất.
Kỹ năng mềm (giao tiếp, giải quyết vấn đề,…) có thể được chuyển đổi dễ dàng từ nơi này sang nơi khác. Đây là lý do tại sao những nhân viên có kỹ năng mềm xuất sắc giờ đây được săn đón bởi các tổ chức và CEO – bởi họ thường linh hoạt và kiên trì. Họ có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và giải quyết được những sự cố phát sinh.
Trong một thế giới đang thay đổi theo từng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi là thiết yếu cho từng cá nhân và tổ chức.

Làm lãnh đạo không dễ
"Cô ấy là người có tầm nhìn...", "Anh ấy lúc nào cũng đi trước một bước..."
Chúng ta được dạy rằng để thành công thì phải trở thành người lãnh đạo - dẫn dắt trong gia đình, xã hội và trong công việc.
Kết quả là có rất nhiều sự quan tâm đến khả năng lãnh đạo. Từ những bài báo về những vấn đề về lãnh đạo như những đặc điểm, phong cách lãnh đạo cho đến ví dụ về những người thành công và thất bại.
Cái mà tôi không thấy là những bài báo hay ý kiến về sự khó khăn hay những thử thách cho cá nhân hay có thể là sự thiếu tự tin mà những người lãnh đạo phải đối mặt. Gần như định nghĩa lãnh đạo là người đứng đầu, hướng dẫn mọi người hay đường lối.
Một người lãnh đạo phải có khả năng đồng thời nhìn thấy thời điểm hiện tại, vị trí trong tương lại và hướng về mục tiêu cần đạt được. Người lãnh đạo thường phải đối mặt với những xu hướng, suy nghĩ và các chuẩn mực thông dụng trong xã hội. Họ cần phải làm những gì đúng đắn thay vì những gì phổ biến hay theo quy chuẩn.
Vị trí lẻ loi này có thể sẽ vấp phải chỉ trích mạnh mẽ, sự chế giễu và phân biệt. Ngoài tầm nhìn, người lãnh đạo cần phải có can đảm, sự tự tin và nghị lực để vượt qua khó khăn.
Đó mới là một nhà lãnh đạo thực sự.

tổ chức Sắp xếp nơi làm việc
Khả năng tổ chức được xem như một trong những kỹ năng hữu ích và quan trọng nhất của nhân viên.
Các công ty tìm kiếm những nhân viên có thể đạt được kết quả đều đặn và thực hiện được mục tiêu công việc một cách hiệu quả. Để có được những mục tiêu này, việc lên kế hoạch và ưu tiên công việc là không thể thiếu.
Luồng làm việc (workflow) chịu nhiều ảnh hưởng bởi cách sắp xếp diện tích làm việc. Cách bố trí, sự phối hợp, kết nối giữa người và đồ vật đều có ảnh hưởng đến cảm nhận của nhân viên và hiệu suất làm việc. Thông thường một người dành nhiều thời gian trong ngày/tuần tại nơi làm việc, họ cần không gian phù hợp để thúc đẩy sự sáng tạo & kiến thiết.
Nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi họ cảm thấy thoải mái và sẽ tạo ra được kết quả cao hơn khi có môi trường làm việc hỗ trợ.
Một nơi làm việc được bố trí dựa theo cách nhân viên làm việc và sử dụng không gian sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc. Những hệ thống được bảo trì thường xuyên sẽ vận hành trôi chảy và giúp nhân viên tập trung vào công việc của họ.
Biết cách sắp xếp tổ chức trong nơi làm việc cũng có nghĩa là giữ được không gian gọn gàng & sạch sẽ. Nhân viên có không gian riêng của mình & các đồ vật được quản lý chặt chẽ & bảo trì thường xuyên.
Ngay cả với diện tích giới hạn, nhân viên cũng có thể làm việc hiệu quả nếu như có môi trường phù hợp. Thời gian và công sức cũng phải được dành ra để duy trì được môi trường như vậy.
Sắp xếp không gian hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho từng nhân viên và tập thể cũng như tạo ra cơ hội cho công việc ưu tiên & thời gian suy ngẫm với kết quả là những suy nghĩ thông suốt và sáng tạo hơn.

kỹ năng tổ chức – lên kế hoạch
Lên kế hoạch bao gồm việc hiểu, yêu cầu và xem xét những nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả.
Khi nhân viên có thời gian để tự ngẫm và lên kế hoạch, họ sẽ hiểu rõ hơn về mục tiêu và ưu tiên trong công việc. Sẽ tiết kiệm được thời gian khi công ty xem xét đến khả năng và ưu điểm của từng cá nhân khi phân chia công việc và dự án.
Phân chia công việc cho những người thiếu kinh nghiệm hay khả năng sẽ làm tốn thời gian, trừ khi việc này có chủ ý để nhân viên học hỏi thêm kinh nghiệm. Việc này có thể được thực hiện khi công việc không phải gấp và được quản lý bởi người có nhiều kinh nghiệm hơn.
Điều chỉnh ưu tiên công việc khi thời gian bị giới hạn cần được làm sớm để các bước tiếp theo có thể được thực hiện sau. Bằng cách san sẻ công việc và trách nhiệm với lịch trình làm việc rõ ràng, hiệu suất làm việc sẽ được bảo đảm.
Khi nhân viên giao tiếp với nhau rõ ràng về vai trò của từng người, mọi người sẽ hiểu rõ tổ chức của công ty cũng như nhiệm vụ của mình, hiệu quả và hiệu suất làm việc sẽ tăng. Nhân viên nhận thức được những đóng góp của mình nói riêng và của tổ chức nói chung.
EDCentral có thể giúp bạn nhận ra được những kỹ năng làm việc trong một tổ chức và cách chúng liên hệ với bản thân bạn. Hãy liên lạc với chúng tôi để biết thêm thông tin.

CHIẾN LƯỢC
KHÁC BIỆT
Doanh nghiệp luôn muốn tách biệt mình khỏi những đối thủ bằng cách quảng bá rằng mình là độc nhất trên thị trường.
Thế nhưng nét độc nhất này không dẫn đến sự khác biệt trừ khi nó có điểm gì đó có ích cho người mua - có thể là giá rẻ hơn hay cung cấp giá trị khác biệt cho người mua.
Một vài công ty chỉ xem khác biệt là về vật chất nhưng Michael Porter đã tuyên bố trong sách của ông- "Lợi Thế Cạnh Tranh" - rằng công ty cần phải xem xét lại toàn bộ quy trình Chuỗi Giá Trị (Value Chain) của mình. Bất cứ hoạt động nào trong Chuỗi Giá Trị đều có thể được điều chỉnh để tạo ra khác biệt. Ví dụ như việc đào tạo nhân viên chuyên sâu, tỷ lệ nghỉ việc thấp, quy trình thu mua đơn giản, thiết lập nhanh chóng và phục vụ khách hàng tận tâm hơn.
Phương pháp sử dụng Chuỗi Giá Trị dựa vào việc am hiểu tường tận của công ty về những tiêu chuẩn của khách hàng và khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với những tiêu chuẩn này.
Để tạo ra sự khác biệt thì phần lớn trường hợp sẽ phải tốn chi phí nên bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc những chi phí này. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra giá trị cho khách hàng và mang về lợi nhuận cao hơn chi phí đã đầu tư.
Chiến lược khác biệt không phải không có rủi ro - bạn tạo được sự khác biệt nhưng không đem lại lợi ích cho khách hàng, khác biệt quá mức hay giá quá cao và sự mù mờ về chi phí để tạo ra sự khác biệt.
Tạo được sự khác biệt là một chiến lược hiệu quả nhưng bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định bắt tay theo đuổi nó.

lãnh đạo và
sự chủ động
Người lãnh đạo ủng hộ việc chủ động thể hiện lòng tin của họ vào nhân viên. Việc này có thể truyền cảm hứng cho nhân viên, khiến họ trở nên trung thành với công việc của mình hơn vì họ cảm thấy mình được tôn trọng. Khi nhân viên chủ động hoàn thành một dự án, lãnh đạo nên công nhận thành tích đó. Một người lãnh đạo thực sự cũng sẽ không ngần ngại nhận trách nhiệm của mình khi một dự án thất bại.
Huấn luyện viên của tôi từng nói rằng: "Thật ngạc nhiên với những gì có thể được thực hiện khi không ai lo nghĩ về quyền lợi của mình".
Một người lãnh đạo muốn nhân viên của mình cảm thấy rằng họ thuộc về nơi này, có thể thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình. Khi họ có thể làm như vậy, nhân viên sẽ làm việc tích cực hết mình. Người lãnh đạo phải sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến mới và đón nhận những cơ hội đi cùng chúng.
Trong vai trò là người nhân viên, bạn muốn mọi người xung quanh biết được khả năng của mình và những gì mình có thể đóng góp. Sự công nhận này không cần phải được thể hiện bên ngoài mà phải được thể hiện qua sự chịu khó và đóng góp thực tế của bạn. Điều này sẽ giúp công ty vững mạnh và phát triển thông qua những đóng góp của từng cá nhân.
Hãy tin vào khả năng của bạn và thể hiện mong muốn học hỏi, đương đầu với thử thách và đón nhận những điều mới lạ.

Hãy chủ động
Chủ động là khi bạn thực hiện được việc gì đó- đây là điều hiện nay đang rất được coi trọng trong môi trường làm việc.
Hãy tìm hiểu bạn cần làm gì trong một công ty; khi bạn gặp thử thách, hãy cố gắng vượt qua; nên nhớ rằng thử thách này là cơ hội cho bạn thực hiện và là cơ hội bỏ lỡ cho những người khác. Hãy theo sát vấn đề và hoàn thành nó trước khi bắt đầu cái khác.
'Thinking on your feet', hãy thể hiện sự linh hoạt của bạn trong việc giải quyết vấn đề - đưa ra những giải pháp nhanh chóng giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí. Những ai có thể đảm trách xử lý rủi ro là ứng viên sáng giá cho những sự đổi mới và đột phá trong công ty.
Thể hiện sự chủ động của mình chứng minh được sự tự tin của bạn và khả năng đương đầu với những vấn đề/xung đột trong và ngoài công ty. Việc chủ động cũng thể hiện được sự quan tâm đóng góp của bạn đến công ty và bạn có đầu óc cởi mở sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới.
Bạn có thể sẽ phải đối mặt với những thử thách khó khăn. Sự chủ động và hành động của bạn phải phù hợp với mục tiêu của công ty.
Tạo dựng niềm tin của đồng nghiệp bằng cách tham gia những dự án/sự kiện và hoàn thành chúng. Khi bạn đưa ra những quyết định dứt khoát và đúng đắn, những người xung quanh sẽ thấy được giá trị của bạn trong team. Họ sẽ muốn mời bạn tham gia vào những dự án tiếp theo trong tương lai.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây -
https://www.mindtools.com/pages/
article/initiative.htm

Không có gì thực tế hơn một giả định có cơ sở
Sinh viên thường nói rằng họ không cần lý thuyết - họ cần "thứ gì đó có ích trong thực tế". Thế nhưng khi theo học Thạc Sỹ thì họ lại muốn biết về những lý thuyết có thể giải đáp cho "thực tế".
Người ta hay nghĩ rằng lý thuyết = giả định = phi thực tế. Thật ra một lý thuyết tốt lại rất thực tế vì nó mô tả lại kết quả của một quá trình theo dõi và những giải thích về nguyên do.
Khi giải quyết một vấn đề, người quản lý phải xem xét lại thông tin để hiểu được tình cảnh. Mặc dù những thông tin này có nội dung trong quá khứ, việc tạo ra lý thuyết/giả định giúp chúng ta nhìn vào tương lai và thấy được giải pháp hay chiến lược.
Lần tiếp theo bạn thấy một giả định, đừng bỏ qua nó. Hãy dựa vào thông tin đó để tạo ra giả định/ý kiến của riêng mình để hỗ trợ cho công việc.
Có phải tất cả những lý thuyết/giả định đều đúng? Chắc chắn là không - chúng cần được chứng minh, nhưng chúng cũng giúp ích cho chúng ta hiểu về các hoàn cảnh khác nhau (FYI - nếu một lý thuyết/giả định đã được chứng minh thì nó trở thành Quy Tắc/ Luật).
Nếu như bạn vẫn thấy khó hiểu với từ "lý thuyết/giả định" hãy thay đổi cách nhìn về nó. Một giả định chỉ là cách mô tả về một hướng giải quyết cho vấn đề của bạn.
Đơn giản vậy thôi!

và một vài lời khuyên…
....về việc thích nghi với công việc mới của bạn-
1) Hãy kiên trì. Có thể giờ đây bạn nóng lòng muốn chứng tỏ bản thân mình nhưng không phải lúc này. Thử thách hiện tại của bạn là duy trì động lực đó đến khi bạn có cơ hội để thể hiện.
2) Đối với bạn, tấm bằng đại học là minh chứng cho những năm cố gắng học tập, nhưng sếp và đồng nghiệp của bạn chỉ quan tâm đến việc gì bạn có thể làm, không phải việc gì bạn biết. Hãy chuyển đổi kiến thức bạn học được thành những giải pháp/hành động để chứng minh khả năng bản thân,
3) Hãy nghe, nhìn rồi nghe, nhìn nhiều hơn! Học hỏi từ đồng nghiệp, những người đồng trang lứa để có cơ hội chứng tỏ bản thân bằng việc nghe nhìn.
4) Tôn trọng TẤT CẢ mọi người - từ người giữ xe hay cô lao công dọn dẹp trong văn phòng đến CEO của bạn. Hãy đối xử với mọi người với tình cảm chân thành và tử tế- họ sẽ nhận thấy điều đó. Từ từ mọi người sẽ thay đổi cách nhìn ban đầu của họ về bạn.
Chúc bạn thành công và hãy nhớ rằng - nghe, nhìn và học hỏi.

xin chúc mừng- giờ bạn đã tốt nghiệp...
….và có được công việc mình mong muốn.
Giờ đây bạn phải tồn tại và phát triển trong môi trường mà đại học đã KHÔNG chuẩn bị cho bạn.
Sau đây là vài cách để giúp bạn làm quen trong những tháng đầu tiên -
1) Hãy học hỏi ngay. Bạn mới bắt đầu công việc của mình, hãy tìm hiểu kỹ càng về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. Học cách thực hiện công việc của mình nhanh chóng, chính xác rồi hãy hỏi thêm.
2) Hãy tìm hiểu về các mối quan hệ trong công ty. Những vị trí cấp cao có thể dễ dàng nhận ra, nhưng bạn cũng cần biết về những người có sức ảnh hưởng. Những người này có thể quan trọng hơn nhiều so với chức danh của họ.
Không phải bạn nên kết bè phái ngay, nhưng bạn cần biết về tình cảnh trong công ty để không mắc những sai lầm không đáng có.
3) Hiểu được nét văn hóa của công ty. Nét văn hóa được định nghĩa là "cách làm việc ở đây". Hãy học biết những thái độ, hành động chấp nhận được và không chấp nhận được. Có thể bạn không đồng tình nhưng đây là môi trường bạn sẽ phải đi theo.
Thử thách trong những tháng đầu tiên là hòa đồng, học hỏi và thích ứng. Cách bạn tương tác với môi trường mới này là một vấn đề khác.
Chúc bạn thành công

phỏng vấn
Xin chúc mừng! Bạn đã vào được vòng phỏng vấn, vượt qua được 80,90% những ứng viên cho công việc. Thế nhưng, thử thách cam go bắt đầu từ đây.
CV của bạn là một tài liệu về quá khứ mô tả những gi bạn đã làm, khi nào và cùng ai. Nó không nói gì về hiện tại.
Công ty tuyển dụng muốn biết kỹ năng, sự linh hoạt và khả năng hòa hợp với công ty của bạn.
Cách để họ tìm câu trả lời tùy thuộc từng công ty. Một số sử dụng cách phỏng vấn 1 lần, số khác phỏng vấn nhiều lần với nhiều người. Có công ty sẽ yêu cầu thuyết trình, nhập vai hay làm việc nhóm. Quá trình phỏng vấn có thể kéo dài hàng tuần.
Cái khó là vẫn còn nhiều ứng viên được phỏng vấn, bạn phải tìm cách làm mình nổi bật, khó quên. Để làm được điều này bạn cần phải hiểu rõ chính mình và khả năng của mình. Đây sẽ là nền tảng cho bạn sự tự tin khi phỏng vấn, không gặp những trở ngại vì stress hay lo lắng để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
EDCentral có thể giúp bạn tìm kiếm công viêc bằng cách hỗ trợ củng cố năng lực và sự tự tin. Chúng tôi cũng có thể giúp nếu như bạn thiếu kinh nghiệm- hãy liên lạc ngay.
Chúc bạn thành công

CV
Hãy nghĩ về những công ty tuyển dụng và số lượng hồ sơ mà họ nhận được. Chi nhánh của một công ty tài chính trong nhóm "Big 4" tại tp Hồ Chí Minh nhận được hơn 2000 CV cho 2 vị trí họ tuyển dụng mỗi năm.
Vì gần như là không thể xem chi tiết từng CV, các công ty đang dần sử dụng máy móc để hỗ trợ cho vấn đề này. Ngày càng có nhiều công ty yêu cầu ứng viên nộp CV online đồng thời xem xét các tài khoản xã hội (Facebook, LinkedIn)
Cách bạn có thể làm để tạo ra lợi thế cho mình là dùng công nghệ để hoàn thiện hồ sơ của mình như:
• CV phải đúng theo mẫu yêu cầu, vd chuẩn format và bản cập nhật mới nhất của MS Word.
• Điền vào CV cũng như thông tin trên tài khoản xã hội- đặc biệt là LinkedIn của mình những keywords trong yêu cầu công việc.
• Sử dụng phù hợp thuật ngữ, những từ chuyên môn trong lĩnh vực mình lựa chọn trong đơn xin việc.
• Đừng thay đổi công việc thường xuyên. Các công ty thường lựa chọn những ứng viên đã làm một công việc nhất định trong thời gian dài.

Tìm kiếm
Công việc
Ta có thể tranh luận rằng mục tiêu của trường Đại Học không phải là kiến thức mà để kiếm được việc làm.
Tìm được một công việc không phải dễ và đang trở nên khó hơn- có ít vị trí hơn, nhiều ứng viên hơn và yêu cầu công việc thay đổi liên tục.
Ngoài tấm bằng đại học, còn có 2 thứ cản đường giữa bạn và công việc mong muốn- CV và phỏng vấn. Bạn cần chuẩn bị 2 thứ thật tốt để có được cơ hội.
CV của bạn cần thể hiện được rằng kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển và bạn cũng phải có sự tự tin và phong cách thể hiện phù hợp trong buổi phỏng vấn.
Bạn cần thứ gì đó giúp mình tách biệt khỏi đám đông.

Trải nghiệm
rèn luyện
Thật ngạc nhiên khi nghe một Giám Đốc Nhân Sự nói về trải nghiệm rèn luyện cô ấy muốn tạo ra cho nhân viên công ty của mình.
Cô ấy hiểu rằng đào tạo không phải là một điểm dừng mà là một quy trình liên tục.
Chúng ta thường hay thấy điều đối nghịch - đào tạo là KPI Nhân Sự, một ô trống cần được check. Đối với nhân viên đó là thứ mà họ phải chịu đựng để vượt qua.

học hỏi và
sự chuyển đổi
Đặc điểm chính của học hỏi là khả năng chuyển đổi kiến thức từ một phạm vi hay lĩnh vực đến một nơi khác. Có ý kiến cho rằng khả năng này mới là thước đo của việc hiểu biết tường tận.
Khả năng đọc là ví dụ điển hình nhất. Chúng ta học bảng chữ cái, cách đánh vần, ngữ pháp, cấu trúc câu để có thể đọc được. Kỹ năng này có thể được chuyển đổi từ phạm vi này đến phạm vi khác - từ cuốn sách này đến cuốn sách khác. Chúng ta không cần phải học đọc lại khi cần đọc một cuốn sách mới.
Có rất nhiều ý kiến bàn luận về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên ngành cần thiết để theo đuổi sự nghiệp. Vấn đề ở đây là những kỹ năng này không chuyển đổi dễ dàng – một nhân viên kế toán sẽ không có tất cả những kỹ năng cần thiết để làm việc ở bộ phận marketing hay sản xuất.
Kỹ năng mềm (giao tiếp, giải quyết vấn đề,…) có thể được chuyển đổi dễ dàng từ nơi này sang nơi khác. Đây là lý do tại sao những nhân viên có kỹ năng mềm xuất sắc giờ đây được săn đón bởi các tổ chức và CEO – bởi họ thường linh hoạt và kiên trì. Họ có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và giải quyết được những sự cố phát sinh.
Trong một thế giới đang thay đổi theo từng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi là thiết yếu cho từng cá nhân và tổ chức.

Sáng tạo và
Sự chuyển đổi
Sáng tạo thường được tạo ra từ sự chuyển đổi - dịch chuyển thứ gì đó từ một ngữ cảnh, phạm vi hay lĩnh vực đến nơi khác.
Dân sành ăn và các đầu bếp di chuyển tới các địa điểm khác nhau để chiêm ngưỡng, nếm thử và học hỏi về những nguyên liệu, mùi vị và các phương pháp nấu ăn mới lạ.
Họ mang những kiến thức này về quê nhà và kết hợp với những gì họ đã biết.
Cảm hứng là từ hay đi cùng với sáng tạo hay đổi mới.
Cảm hứng thường là cảm nhận với thị giác, khứu giác hay xúc giác về một thứ gì đó rồi tái tạo lại nó ở nơi khác hay trong hoàn cảnh khác.
Hay nói tóm lại - sự chuyển đổi.
© 2019 All rights reserved.